HO-OH HOME Wiki
Advertisement

CÁC ĐẠO CỤ ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG TRÀ ĐẠO


Để có thể thực hiện được một nghi thức Trà Đạo, người hành lễ cần phải có đầy đủ các yếu tố sau:



Về nơi chốn:


Zen tea (25)

Trà Thất: Là một căn phòng có kích thước nhỏ nhất khoảng 3x3m. Trong phòng có trải những tấm đệm hay chiếu tre được sắp xếp thành hình vuông bởi 8 mảnh 0.75x1.5m, trông rất đẹp và trang nhã. Hình bên.

Zen tea (22)

Trà Viên: Là một khu vườn được thiết kế phù hợp với việc ngắm hoa, và thưởng thức trà. Nhưng loại hình này ít được thông dụng như Trà Thất bởi tính cầu kỳ của nó đòi hỏi cách bày trí khu vườn thật khéo, làm sao cho khu vườn vẫn còn được nét tự nhiên để người tham gia Trà Đạo không có cảm giác bị rơi vào một cảnh giả do bàn tay con người tạo ra.

Zen tea (10)

Trong trà Viên thì ít khi có các tấm chiếu hay thảm vì mọi người thường ngồi trên thảm cỏ trong vườn.


Cách bày trí các đạo cụ trong Trà Thất:

Zen tea (40)
Zen tea (27)

Tranh, thơ, câu liễn: Là những bức tranh về phong cảnh thiên nhiên hay những bài thơ, câu liễn được treo, dán trong Trà Thất. Nó sẽ làm tăng thêm phần trang trọng cho Trà Thất.

Hoa: Thường được cắm trong bình, lọ hay dĩa nhỏ, được đặt ở giữa phòng hay đặt dưới bức tranh trong phòng. Nó có tác dụng làm cho căn phòng thêm sinh động, tạo cảm giác thoải mái, gần gũi với thiên nhiên cho người tham gia.


Lư trầm: Được đặt ở góc phòng hay dưới bức tranh hoặc giữa phòng. Nhưng thường lư trầm được đặt ở góc phòng. Trầm hương có tác dụng làm cho căn phòng có được mùi hương thoang thoảng phảng phất nhẹ nhàng, khiến cho mọi người được thư giãn tinh thần, thoải mái dễ chịu.

Các đạo cụ trên được xếp rất gọn gàng, không chiếm diện tích của phòng trà, tạo sự cân bằng, hòa hợp theo phong thủy.


Cách bày trí đạo cụ trong Trà Viên:

Hoa, Lư Trầm: Thường được đặt ở giữa chỗ ngồi họp nhóm của những người tham gia.

Trong vườn thì có các loài cây như: Hoa anh đào, hoa mai, hoa mơ, tùng, liễu. Những loài cây này dễ tạo cảm hứng thi phú cho người xem trong quá trình đàm Đạo, đối ẩm.

Bên cạnh đó là các hòn non bộ, những tảng đá lớn, chậu nước cũng được sắp xếp theo bố cục chặt chẽ, thể hiện sự cân đối Âm – Dương trong phong thủy.


Những đạo cụ dùng trong việc pha chế và thưởng thức trà:

Zen tea (29)

Trà: Tùy theo hệ phái nào mà trà được sử dụng cũng có nhiều sự khác biệt.

Zen tea (38)
Zen tea (17)

Hệ phái sử dụng trà bột: thường dùng loại trà có màu xanh tươi, được phơi khô và xay nhuyễn thành bột. Khi uống thì bột trà được hòa tan và uống hết.

Zen tea (5)

Hệ phái sử dụng trà nguyên lá, chỉ lấy nước tinh chất từ lá trà, bỏ xác, thường sử dụng loại trà cho nước màu vàng tươi, hay màu xanh nhẹ. Lá trà được phơi khô, pha chế trong bình trà, lấy tinh chất, bỏ xác.

Phụ liệu: Ngoài nguyên liệu chính là trà bột hay trà lá, người pha chế còn cho thêm một số thảo dược, các loại củ quả phơi khô, đậu để làm tăng thêm hương vị cho chén trà, hay quan trọng hơn là mang tính trị liệu, rất có lợi cho sức khỏe, giúp người bệnh mau hồi phục thể chất lẫn tinh thần.

Zen tea (13)

Nước pha trà: Thường là nước suối, nước mưa hay nước đã qua khâu tinh lọc.

Zen tea (6)

Ấm nước: Đun nước cho sôi lên để pha trà.

Lò nhỏ: Một cái bếp lò nhỏ đủ để chiếc ấm lên.

Zen tea (32)

Chén trà: Để đựng trà cho khách thưởng thức.

Hủ, lọ đựng trà: Chiếc hủ này cũng được trang trí rất đẹp, tăng tính thẩm mỹ và làm cho trà đựng bên trong tăng thêm giá trị.

Khăn nhỏ: Dùng để lau chén trà và các đạo cụ pha trà khác.

Muỗng múc trà: Là chiếc muỗng dài, được làm bằng tre hay sứ, mỗi một chén trà chỉ dùng một muỗng mà thôi (trà bột).

Gáo múc nước: chiếc gáo nhỏ, dài để múc nước từ trong ấm nước ra chén trà.

Bình trà: Để pha trà lá

Zen tea

Tách trà nhỏ: Để thưởng thức loại trà lá.

Zen tea (18)
Zen tea (39)
Zen tea (24)

Bánh ngọt: Dùng bánh trước khi uống trà sẽ làm cho khách cảm thấy hương vị đậm đà đặc sắc của trà.

Advertisement